Cách lựa chọn vách ngăn di động phù hợp

Vách ngăn di động là loại vách có tính cơ động cao, ngoài việc ngăn chia, phân vùng không gian, sản phẩm còn có khả năng di chuyển, tháo nắp dễ dàng, có thể cất gọn khi không sử dụng.
Tùy vào từng không gian, mục đích sử dụng vách để có những lựa chọn vách phù hợp với tổng thể không gian chung. Vách ngăn di động chủ yếu được thiết kế sát tường tức là tương đương với chiều cao của phòng. Được sản xuất theo dạng tấm và di chuyển trên thanh ray treo nhờ hệ thống bi đúc trượt được nhập khẩu từ nước ngoài.


Cách lựa chọn vách để phù hợp với từng không gian
Lựa chọn vách ngăn để tương thích với từng không gian là điều không hề dễ ràng, làm thế nào để sử dụng vách ngăn phù hợp trong từng thiết kế nội thất?. Dựa vào đặc tính của vách ngăn di động là có thể di chuyển, bởi vậy loại vách này thường nhắm tới những lợi ích tối đa của người sử dụng như: giảm chi phí, tiết kiệm diện tích, đảo bảo độ kín đáo, độc lập cần thiết, tránh ồn, giảm âm, tiêu âm và cuối cùng là đem lại giá trị thẩm mỹ, tính chuyên nghiệp cao.

Đối với thiết kế nội thất gia đình, vách di động thường đóng vai trò ngăn chia phòng: phòng khách với khu bếp ăn, phòng khách với phòng ngủ… thường chất liệu chủ yếu dùng cho các thiết kế trên thường là gỗ, nỉ và không bao giờ sử dụng vách kính. Lý do, vách kính là vách có trọng lượng nặng, di chuyển khó khăn nên áp dụng chất liệu kính làm vách di động là điều không khả quan. Thông thường vách gỗ được sử dụng nhiều nhất, gần gũi, thân thiện với môi trường, màu sắc thiên nhiên, bề mặt gỗ phủ: Veneer, melamine, laminate… nhẵn bóng, với đầy đủ công năng như: chống nước, chống xước, dễ dàng vệ sinh.
Chất liệu nỉ thường ít dùng và phù hợp hơn khi làm vách ngăn văn phòng, nỉ có ưu điểm là thu âm, làm giảm âm khá tốt, nên vách nỉ thường được sử dụng trong các thiết kế nội thất hội trường, trung tâm văn hóa lớn…

Cách sử dụng vách
Đầu tiên muốn sử dụng vách đúng cách bạn nên có những kiến thức cơ bản về cấu tạo vách và cách vận hành di chuyển vách.
Vách ngăn di động được chia làm 2 phần chính

Phần vách và hệ thống trượt, di chuyển vách.
Phần vách
Phần vách được thiết kế theo khổ vách tiêu chuẩn, có thể thay đổi kích thước dựa vào chiều cao từ mặt đất đến sàn trần nhà, bao quanh những tấm vách là hệ thống khung nhôm định hình, có chức năng gia cố và định hình vách một cách chuẩn mực.

Hệ thống giúp vách di chuyển bao gồm:
-Ray định hình: Là phần được bắt vít trên sàn nhà với thanh ray dài được đúc bằng hợp kim nhôm tạo độ bền chắc, lại rất nhẹ để giảm tải trọng trần. Trên ray có các râu nhôm đúc sẵn có tác dụng tạo các liên kết với các chi tiết khác của hệ thống.
Ray được treo bởi hệ thống tay treo và tay chống lắc, định hình , gia cố ray chắc chắn trên sàn nhà. Tay treo một đầu bắn trực tiếp lên trần bê tông hoặc xà gỗ sắt thông qua 1 bảng mã sắt hình V75x75x5, một đầu liên kết với rayinh bằng bulong tại các khe định hình đúc sẵn trên ray tạo sự vững chắc cho vách ngăn, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng tuyệt đối về độ an toàn của vách.


- Bi: là những viên vi to, chắc chắn, độ cứng cao, có nhiệm vụ liên kết giữa tấm vách và ray treo. Đồng thời, bi cũng chính là một trong những bộ phận chủ yếu giúp vách di chuyển qua lại, trượt trên ray treo.

Bi được thiết kế bao gồm 2 tầng, mỗi tầng bi tì lên 1 râu nhôm bố trí lệch nhau phía bên trong ray. Vòng bi được nhập khẩu Nhật Bản, bao quanh vòng bi là 1 lớp nhựa đúc nguyên khối và Inox chống vỡ, dập, tránh ma sát, trượt bi ra ngoài khỏi thanh ray. Với lớp nhựa đúc và Inox này, bi sẽ chịu được lực tì lớn hơn và chuyển động nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với những viên bi thường.
Như vậy để di chuyển vách một cách dễ dàng bạn chỉ cần kéo vách trượt trên thanh ray cố định, khi không cần dùng đến bạn thu vách vào hộp kỹ thuật cất gọn gàng, trả lại không gian, diện tích phòng vốn có ban đầu. Hoặc cũng có thể tháo nắp một cách dễ dàng, nhanh chóng.  

Share

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More